KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG PT DTNT BẢO LÂM NĂM HỌC 2016-2017

Chủ nhật - 04/06/2017 15:11
Căn cứ hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2016 – 2017 số 1595/SGDĐT-TTr ngày 14/9/2016 của Sở GD-ĐT Lâm Đồng ;
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục,
Trường PT DTNT Bảo Lâm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị như sau:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Trường PT DTNT Bảo Lâm                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 1595 /SGDĐT-TTr                                Bảo Lâm ngày 28 tháng 9 năm 2016 .
       
 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Công tác kiểm tra nội bộ Trường PT DTNT Bảo Lâm
Năm học 2016-2017


Căn cứ hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2016 – 2017 số  1595/SGDĐT-TTr ngày 14/9/2016 của Sở GD-ĐT Lâm Đồng ; Để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục, Trường PT DTNT Bảo Lâm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị như sau:
 
       I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục (KTNB) là hoạt động quản lý quan trọng, thường xuyên của thủ trưởng đơn vị, là yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng nắm chắc tình hình, tìm ra biện pháp nhằm đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển toàn diện nhà trường.
           2. KTNB thực hiện đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực tiếp tất cả các nội dung nhằm:  
- Đối với giáo viên: thông qua kiểm tra, đánh giá được thực trạng, trình độ nghiệp vụ từ đó tư vấn, giúp đỡ giáo viên từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đối với các tổ, khối, bộ phận chuyên môn: thông qua kiểm tra, đối chiếu với các quy định để đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tập thể, qua đó Thủ trưởng đơn vị tự điều chỉnh quá trình quản lý của mình.
3. KTNB phải được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng được kiểm tra (dân chủ, công khai mọi hoạt động, thông tin để Ban KTNB tiến hành kiểm tra, giám sát).
 II. NHIỆM VỤ :
 1. Nhiệm vụ chung
1.1. Quán triệt đầy đủ và cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng lãng phí.
1.2. Tăng cường đổi mới hoạt động kiểm tra; nâng cao chất lượng hiệu quả các 2 đợt kiểm tra; tập trung kiểm tra các nội dung liên quan công tác quản lý chỉ đạo, việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ và các vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo.
1.3. Nâng cao hiệu quả hiệu lực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng.
 2. Nhiệm vụ cụ thể :
2.1. Thủ trưởng đơn vị cơ sở giáo dục kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục, nâng cao năng lực nghiệp vụ, đủ khả năng tham mưu phối hợp, hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra.
2.2. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch KTNB tập trung vào những đối tượng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, những lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra sai phạm.
 2.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNB, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra theo kế hoạch.
 2.4. Phối hợp chặt chẽ với Ban thanh tra nhân dân giải quyết kịp thời những vụ việc có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
 III. NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN :
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường:  
1.1. Việc thực hiện trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng. ( Tổ KTNB)
1.2. Kiểm tra công tác tổ chức; bố trí, sử dụng đội ngũ; phân công, phân nhiệm; việc thực hiện công khai, kê khai minh bạch tài sản thu nhập theo quy định. (Trưởng ban Thanh tra nhân dân)   
 1.3. Kiểm tra các điều kiện về CSVC: sử dụng, bảo quản phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các chương trình, dự án. ( Thầy Ry- Thầy Lâm – Phó HT CM)
1.4. Kế hoạch phát triển giáo dục (KHPTGD); công tác tuyển sinh; chuyển trường; huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số; phổ cập giáo dục (PCGD), kiểm định chất lượng (KĐCL); xây dựng trường chuẩn Quốc gia (TCQG). ( Tổ KTNB)
 1.5. Kiểm tra việc đổi mới các bộ môn văn hóa, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, công tác kiểm tra, công tác thi; chú ý đổi mới phương pháp tích hợp liên môn; tập trung chú ý việc ra đề, chấm điểm, đánh giá đối với học sinh phổ thông (xét tốt nghiệp lớp 9, quy định đánh giá học sinh THCS theo thông tư 58/2011/TT/BGD-ĐT ngày 12/12/2011 ; thực hiện đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục Việt Nam mới (VNEN) tại công văn 4669/BGD-ĐT-GDTrH ngày 10/9/2015.
1.6. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch dạy học (KHDH), đánh giá xếp loại giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại công văn số 2559/SGDĐT-GDTrH ngày 12/9/2016 của Sở GD& ĐT Lâm Đồng.
1.7. Kiểm tra nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, phòng chống bạo lực học đường, chăm sóc, nuôi dưỡng (nếu có) và các nội dung khác theo quy định; kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh từng học kỳ năm học.
1.9. Kiểm tra công tác chủ nhiệm về năng lực điều hành, phối hợp; hoạt động ngoài giờ lên lớp, Hướng nghiệp dạy nghề; Tư vấn học đường; hoạt động Đoàn - Hội - Đội; công tác tham mưu phối hợp.
2. Kiểm tra công tác quản lý của Thủ trưởng đơn vị :
2.1. Kiểm tra việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, chỉ đạo dạy và học; xây dựng kế hoạch; chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn; bố trí, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại đội ngũ; trang bị hồ sơ sơ sổ sách, BDTX đối với giáo viên; bồi dưỡng phụ đạo đối với học sinh; thực hiện chế độ chính sách; quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý hành chính; quản lý sử dụng các nguồn kinh phí, các loại quỹ; công tác tham mưu, phối hợp và công tác xã hội hóa giáo dục...
2.2. Kiểm tra việc thực hiện tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường theo quy định của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT.
2.3. Kiểm tra việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện công khai theo Thông tư 09/2009/BGDĐT ngày7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Minh bạch các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, quỹ hội PHHS, quỹ xã hội hóa (XHH), dạy thêm học thêm; các nguồn ủng hộ, tài trợ; việc nghiệm thu, thanh lý, quyết toán các nguồn trên; việc tham mưu trong huy động, sử dụng, các nguồn kinh phí của đơn vị, các loại hồ sơ, chứng từ liên quan.
 3. Kiểm tra tổ, khối, nhóm chuyên môn:
( kết hợp cùng thời điểm kiểm tra nhà trường).
 3.1. Kiểm tra, xem xét, đánh giá năng lực của tổ trưởng, nhóm trưởng và người phụ trách các bộ phận.
 3.2. Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ; việc xây dựng kế hoạch dạy học từng bộ môn theo hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT, theo đặc thù của tổ nhóm chuyên môn.
3.3. Kiểm tra chất lượng giảng dạy; sinh hoạt chuyên môn; công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên; công tác quản lý dạy bù dạy thay; thực hiện quy chế chuyên môn; việc thực hiện ngoại khóa; phụ đạo; bồi dưỡng; việc trang bị hồ sơ tổ, khối, nhóm chuyên môn; việc triển khai; công tác kiểm tra trong nội bộ tổ…
Kiểm tra các tổ, khối nhóm chuyên môn chủ yếu liên quan đến đổi mới phương pháp, việc chỉ đạo và thực hiện quy chế, nâng cao năng lực tổ chức dạy học.
- Kiểm tra các bộ phận chủ yếu tập trung vào những nội dung liên quan đến chức năng, hoạt động hỗ trợ dạy và học như Đoàn, Hội, Đội, Chữ thập đỏ, Khuyến học 4 khuyến tài…
4. Kiểm tra giáo viên: Kiểm tra thực hiện các quy định của điều lệ trường học về chuyên môn; đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH), kiểm tra đánh giá (KTĐG), xây dựng kế hoạch cá nhân; việc soạn, giảng, thực hiện phân phối chương trình (PPCT); kiểm tra việc cập nhật điểm trên sổ điểm và hệ thống điện tử (VNPT); việc nhận xét đánh giá học sinh theo ngành học; kiểm tra dạy thêm học thêm theo các quy định hiện hành. Trong đó đi sâu kiểm tra:
4.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Tư tưởng, chính trị: Chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước; quy chế của ngành, quy định của cơ quan đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; - Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; giúp đỡ lẫn nhau; tính trung thực trong công tác; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
4.2. Kết quả công tác được giao - Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn (triển khai nội dung chỉ đạo theo từng bậc học ngành học) - Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học gắn với đặc thù cấp học, tích hợp liên môn; thực hiện thí nghiệm thực hành, áp dụng CNTT; sử dụng thiết bị; tự làm đồ dùng dạy học (kiểm tra đối chiếu kế hoạch dạy học, giáo án với hồ sơ của bộ phận phụ trách thiết bị, thí nghiệm thực hành)
- Quan tâm đến đối tượng học sinh; thực hiện các quy chế, quy định các thông tư về đổi mới kiểm tra đánh giá, thi, kiểm tra…nhất là việc kiểm tra đánh giá học sinh theo từng ngành học.
- Dự giờ giáo viên được kiểm tra (có thể dự giờ khảo sát để nhận xét tư vấn thúc đẩy, có thể đánh giá cho điểm để xếp loại trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của giáo viên)
 - Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh (chất lượng tỷ lệ bộ môn) - Tham gia góp ý xây dựng trường, tổ, khối, nhóm, có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.
- Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; thực hiện đúng quy định về dạy thêm học thêm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm; tham gia đầy đủ các cuộc vận động, các phong trào.
5. Kiểm tra nhân viên (Kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề)
5.1. Kiểm tra hoạt động của nhân viên thư viện, y tế, bảo vệ, tạp vụ, cấp dưỡng trong việc quán triệt các văn bản chỉ đạo; xây dựng kế hoạch; cập nhật thông tin; lưu trữ cập nhật văn bản, hoàn thiện hồ sơ sổ sách và các thủ tục hành chính; trình độ 5 chuyên môn nghiệp vụ; năng lực tay nghề, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; tham gia đầy đủ các hoạt động, các phong trào của ngành và của đơn vị tổ chức.
5.2. Việc thực hiện tự kiểm tra công tác kế toán, tài chính tài sản, CSVC của đơn vị theo quy định của Luật tài chính kế toán; công tác hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ biểu mẫu kế toán theo quy định hiện hành.
* Trong năm học 2016-2017 tùy tình hình thực tế, thủ trưởng đơn vị tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra chuyên đề giáo viên, nhân viên phải đảm bảo hợp lý, trọng tâm và hiệu quả.
 6. Kiểm tra học sinh
6.1. Thực hiện điều lệ trường phổ thông, nội quy nhà trường; việc rèn luyện đạo đức tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, lời nói, hành vi; tinh thần thái độ học tập, khả năng tiếp thu bài, kỹ năng chia sẻ giúp đỡ bạn bè.
 6.2. Quy định của trường của lớp, trang phục, sách vở, đồ dùng học tập.
 7. Kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng chống tham nhũng.
 7.1. Đối với công tác tiếp công dân (CD), giải quyết khiếu nại (KN) tố cáo (TC): Trang bị sổ sách tiếp CD, sổ theo dõi đơn thư KN, TC, cập nhật đúng quy định; bố trí địa điểm tiếp CD phải có nội quy, lịch phân công tiếp CD, quy chế tiếp CD, tiếp nhận xử lý và giải quyết đơn thư thụ lý giải quyết KN, TC và việc thiết lập hồ sơ vụ việc đúng quy định.
7.2. Đối với công tác phòng chống tham nhũng (PCTN): Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Luật PCTN, quy chế làm việc; quy chế dân chủ; quy tắc ứng xử trong cơ quan đơn vị; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế công khai, kê khai tài sản thu nhập theo quy định…chú ý việc cập nhật hồ sơ sổ sách và lưu giữ đúng quy trình.
IV. QUY TRÌNH
1. Tổ chức lực lượng kiểm tra:
Quyết định thành lập Ban KTNB do Thủ trưởng đơn vị làm trưởng ban, các Phó hiệu trưởng là phó trưởng ban, thành viên là các tổ, khối, nhóm trưởng và các giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm, có đạo đức có năng lực, có uy tín…được phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban và triển khai thực hiện trong suốt năm học. ( Quyết định kèm theo)
2. Tổ chức họp, thảo luận trong toàn đơn vị: xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng kiểm tra, thống nhất chỉ tiêu tiến hành xây dựng kế hoạch KTNB trình Thanh tra Sở GD-ĐT phê duyệt.
3. Quy trình kiểm tra : Các bộ phận kiểm tra thực hiện đây đủ các bước cụ thể như sau :
Bước 1. Chuẩn bị kiểm tra: Căn cứ kế hoạch kiểm tra nội bộ, và nội dung được phân công, các bộ phận thông báo cho đối tượng được kiểm tra, thành viên Ban KTNB đơn vị biết; niêm yết công khai lịch kiểm tra cụ thể lên bảng thông báo và công bố trong cuộc họp hoặc trên bảng công tác của Tổ.
Bước 2. Tiến hành kiểm tra: Cập nhật, thu thập thông tin, chuẩn bị các biên bản biểu mẫu có liên quan; tiến hành kiểm tra hồ sơ sổ sách (HSSS) dự giờ (nếu có); thiết lập biên bản từng nội dung kiểm tra…
 Bước 3. Kết thúc kiểm tra: Hoàn thiện nội dung biên bản kiểm tra (từng cuộc kiểm tra); hoàn thành báo cáo kết quả kiểm tra; ban hành kết luận và thông báo kết luận kiểm tra công khai trước hội đồng sư phạm.
4. Về hồ sơ, biểu mẫu KTNB của bộ phận kiểm tra gồm: Kế hoạch KTNB; Tất cả các hồ sơ, biểu mẫu biên bản của quá trình kiểm tra đều phải có đầy đủ chữ ký theo quy định. - Hồ sơ biểu mẫu KTNB (kèm theo).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ triển khai thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo tinh thần hướng dẫn công tác KTNBCSGD. Hàng tháng, các bộ phận CM-NV đưa nội dung kiểm tra nội bộ vào chương trình công tác của mình, đồng thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sát thực tế. Cuối học kì và cuối năm học, phải báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNB báo cáo Hiệu trưởng để thông báo trước hội đồng nhà trường và đánh giá rút kinh nghiệm.
* Đề nghị các Tổ CM-NV làm 02 bản KH, nộp 02 bản về Hiệu trưởng để phê duyệt thực hiện.
VI. THÔNG TIN BÁO CÁO
1. Báo cáo định kỳ :
- Báo cáo sơ kết công tác KTNB học kỳ I năm học 2016-2017 trước ngày 04/1/2017;
- Báo cáo tổng kết công tác KTNB năm học 2016-2017 trước ngày 21/5/2017
 2. Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của các cấp quản lý hoặc khi có tình huống phức tạp xảy ra.
Trên đây là Hướng dẫn công tác KTNB của trường PT DTNT Bảo Lâm,  năm học 2016-2017. Các bộ phận và CB-CNV căn cứ thực hiện.
 
Nơi nhận:                                                             HIỆU TRƯỞNG
 - Thanh tra Sở GD&ĐT;
- Các Tổ chuyên môn –NV ;
- Lưu: VT,
 
                                                                                   NGUYỄN RY
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây