Trường PT DTNT THCS Bảo Lâm

https://dtntbaolam.edu.vn


TRƯỜNG PT-DTNT BẢO LÂM THỰC HIỆN DI CHÚC CUẢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH HỌC TẬP LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CUẢ BÁC

TRƯỜNG PT-DTNT BẢO LÂM THỰC HIỆN DI CHÚC  CUẢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CUẢ BÁC
           Cô Nguyễn Thị Tài
( Phó bí thư-Phó hiệu trưởng nhà trường)
 
Nhân dịp lễ KN 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 – Thay mặt cho Lãnh đạo trường PT DTNT Bảo Lâm , Tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của Lãnh đạo HU – UBND Huyện Bảo Lâm – Cám ơn sự quan tâm của các cấp LĐ các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn Huyện Bảo lâm, Cám ơn sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo các xã – TT,  Ban đại diện Hội CMHS đã tới dự, động viên Thầy và trò trường DTNT chúng tôi. Đặc biệt nhân ngày NGVN cho phép tôi gửi tới quý Thầy cô giáo – CBCNV – Các em HS trong nhà trường những lời chúc mừng thân thiết và tốt đẹp nhất.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD – ĐT, của Sở GD-ĐT Lâm đồng, cùng với các trường học trong Tỉnh - Trường  PT DTNT Bảo lâm tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ CTrị(khóa XI), Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng thời xây dựng và biểu dương những gương điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người; đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả 45 năm thực hiện Di chúc.
Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là dịp để chúng ta tiếp tục ôn lại và thấm nhuần lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ Kính yêu trước lúc đi xa. Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra đi, để lại cho DT ta, ND ta, Đảng ta một sự nghiệp vĩ đại, một di sản tinh thần ô giá, đặc biệt là bản Di chúc thiêng liêng – một Văn kiện bất hủ, thể hiện đạo đức, tư tưởng và tâm hồn cao đẹp của Người – Vị Anh hùng DT – Danh nhân văn hóa Thế giới. Bản Di chúc bất hủ, rất thiêng liêng mà vô cùng giản dị, có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đồng thời thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Đó là lới chan chứa nghĩa tình sâu nặng với Đảng, với nước, với dân.
Đọc lại Di chúc của Người, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu sắc và tầm vóc lớn lao của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đối với tất cả chúng ta, đây vừa là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vừa là nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng và thực sự cần thiết, bởi mỗi GV chúng ta đều có trách nhiệm ươm mầm xanh tương lai, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo sự nghiệp “ Trồng người”, “ Vì lợi ích trăm năm của đất nước, của dân tộc. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong các hoạt động quản lý dạy và học, đi vào chiều sâu, tạo niềm tin và sức lan tỏa trong mỗi cá nhân trong nhà trường.
Năm nay, KN 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh diễn ra đúng vào thời điểm toàn ngành GD kỷ niệm lần thứ 32 ngày truyền thống NGVN ( 20/11/1982 – 20/11/2014). Đây là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thế hệ nhà giáo, đội ngũ kỹ sư tâm hồn, lực lượng nòng cốt đào tạo nhân lực chất lượng cho đất nước – nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong thời kỳ CNH – HĐH.
Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với các thầy giáo, cô giáo. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử khá đặc biệt, vừa có tính chất quốc tế, vừa có tính chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành Giáo dục nhưng cũng là ngày Hội của toàn dân.
Trong nhiều năm qua Nhà trường ta đã luôn ghi nhận những công lao to lớn của các nhà giáo Anh hùng, những nhà giáo ưu tú, tôn vinh những Nhà giáo mẫu mực, gia đình truyền thống nhà giáo. DTVN ta vốn có truyền thống hiếu học, vì thế nghề  DH luôn luân được quý trọng và được tôn vinh. Không những thế - Dân tộc ta có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”. Trong XH xưa vị trí của người Thầy đã được đặt rất cao. Thời PK, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “ Quân – Sư – Phụ”, nhà giáo được xếp dưới Vua nhưng trên Cha mẹ. Ca dao xưa có câu “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều , Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy”.
            Được coi trọng như vậy bởi người Thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người Thầy còn có sứ mệnh truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước. Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt nam, chúng ta càng thêm yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” như lời dặn của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của người Thầy. Người chỉ rõ “ Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần XD XHCN và CSCN. Chúng ta hãy tâm niệm lời dạy của bác Hồ kính yêu : “Người Thầy giáo tốt – Thầy giáo xứng đáng là Thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không được đăng trên báo, không được thưởng Huân chương, song những Thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Được coi trọng như vậy, người Thầy phải đáp ứng yêu cầu rất cao của XH về nhân cách. Người Thầy phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo. Sự gương mẫu của người Thầy không phải chỉ giới hạn ở phạm vi trường học mà còn ở mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình và ngoài XH. Và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mật tinh túy và thơm ngọt nhất. Bởi vậy, để tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những con người vĩ đại năm nào chúng ta cũng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ở nước ta có nhiều bậc Thầy cao quý như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu … Chính những bậc Thầy như vậy đã làm rạng danh đất nước ta, dân tộc ta.
            Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “ Trồng người”.  Những người Thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người Thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi chúng ta. Ngày nay các Thầy giáo, cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình “ Là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.  Người Thầy từ bao đời nay trong XH VN là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của XH. Bao đời nay dân ta vẫn nói “ Không Thầy đố mày làm nên”. Dẫu rằng Thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ Thầy Cô giáo góp phần rất lớn, quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nước. Như thế, nét đẹp truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” đã có từ ngàn xưa và được bảo tồn cho đến ngày nay. Nét đẹp ấy đã được các thế hệ người VN chúng ta kế thừa, vun đắp, phát huy bằng những thể hiện trong các chủ trương chung cũng như trong những việc làm cụ thể hàng ngày. Ngày NGVN 20/11 với bao kỷ niệm, thời đi học chợt hiện về, lung linh những sắc màu kỷ niệm. Có thể nói Ngày 20/11 đâu chỉ là ngày lễ của các Thầy Cô giáo mà còn là ngày Hội của mỗi chúng ta bởi hầu như ai chẳng có một thời cắp sách đến trường.
            Năm nay, ngày 20/11 dường như đến sớm hơn với đợt gió mùa ĐB đầu mùa tràn về sớm hơn năm trước. GMĐB tràn về xe lạnh, những trận bão liên tiếp xảy ra mang theo những cơn mưa rào tuy ngắn nhưng khá ào ạt. Lòng chúng ta lại nhớ về Mtrung, nơi vừa phải gánh chịu trận lũ kép kinh hoàng. Chúng ta càng hướng về Trường sa, hoàng sa – Nơi có biết bao người con của đất nước đang canh giữ ngày đêm để đảm bảo bình yên cho đất nước. Chúng ta không thể quên những nhà giáo đã hy sinh, những nhà giáo đã nghỉ hưu hay đã chuyển công tác nhưng đã đóng góp rất nhiều công sức cho sự nghiệp giáo dục.

         
h

           
Lời viết :
 
 
Cô Nguyễn Thị Tài
( Phó bí thư-Phó hiệu trưởng nhà trường)



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây