Trường PT DTNT THCS Bảo Lâm

https://dtntbaolam.edu.vn


CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PT DTNT HUYỆN BẢO LÂM

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PT DTNT HUYỆN BẢO LÂM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

TRƯỜNG PT DTNT BẢO LÂM

 
   

 

 

Tên giải pháp :

 

CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ  NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

HUYỆN BẢO LÂM

Description: HINH LON full

Hội đồng sư phạm trường PT DTNT Bảo Lâm.

Lĩnh vực: Quản Lý giáo dục.

Tên tác giả: NGUYỄN RY

Chức vụ: Hiệu Trưởng

 

 

 

 

 

                                                   NĂM HỌC 2016 - 2017

 

 CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO  ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG PT DTNT HUYỆN BẢO LÂM

                            Nguyễn Ry- HT Trường PT DTNT Bảo Lâm.

PHẦN I : MỞ ĐÂU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công tác chủ nhiệm là một việc làm có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Trong tổ chức nhà trường, công tác chủ nhiệm là một trong những tác nhân quan trọng nhât. Giáo viên chủ nhiệm là người vừa là thừa hành, vừa là thay mặt hiệu trưởng đưa ra những quyết sách làm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Công tác này, trước hết đòi giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết, tình thương yêu, trách nhiệm và phương pháp linh hoạt, khéo léo, linh hoạt. Công tác chủ nhiệm lớp trong những năm qua luôn là những trăn trở không biết bao nhiêu thầy cô giáo. Thành công cũng có và thất bại cũng nhiều. Vì không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lý lớp học của mình, nhất là việc đáp ứng chủ trương đổi mới, căn bản nến giáo dục hiện nay theo tinh thần Nghị Quyết số 29/NQ-TW. Đối với trường PT DTNT Bảo Lâm, một trường chuyên biệt đặc thù, đối tượng là học sinh ở độ tuổi 11- 15, lại là con em người đồng bào DTTS Tây nguyên, việc làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vấn đề đặt ra ở đây là : Làm thay đổi một lối sống dân dã, hoang sơ, giản đơn gắn với tư duy cảm tính, để xây dựng một nhận thức mới là cần phảicó nhu cầu  học tập, luôn nổ lực vươn lên, ngày càng tiến bộ, để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm tham gia quản lý, đóng góp xây dựng một bộ mặt kinh tế, văn hoá xã hội ở vùng đồng bào DTTS  như mong muốn của cấp uỷ và chính quyền là một điều rất nam giải, và vô cùng khó khăn.

Sau nhiều năm trăn trở, tìm tòi các giải pháp áp dụng vào thực tế, bên cạnh những thành tựu bước đâu tôi đã  cố gắng tích luỹ được một số kinh nghiệm nhỏ về  “Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp" mà tôi đã tham gia thực hiện ở  trường PT DTNT Bảo Lâm từ ngày thành lập (2005)đến nay .

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA TRƯỜNG PT DTNT BẢO LÂM :

  1. Về nhận thức về công tác chủ nhiệm và vai trò trường PT DTNT :

Trong nhà trường sư phạm, đối với công tác chủ nhiệm lớp, bản thân giáo viên đã được trang bị kiến thức rất cơ bản về đặc điểm tâm lý lứa tuổi,( Tâm lý học) được học về giải pháp và phương pháp giáo dục, nhiệm vụ vai trò của công tác chủ nhiệm lớp( Giáo dục học). Bộ Giáo dục và đào tạo cũng quy định rõ nhiêm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp, (Thông tư 12/2012/BGD-ĐT ngày 28/3/2012) và giảm trừ 4 tiết giảng dạy cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Hàng năm, Sở GD-ĐT Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp gắn với tính đặc thù của từng đơn vị trường học.

Về phía xã hội, bộ phận DTTS luôn được đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc. Ở Lâm Đồng, có 8 trường/11 huyện, thành phó có trường riêng cho học sinh DTTS, trong đó có 2 trường có cấp THPT. Cơ sở vật chất được đầu tư khá hoàn chỉnh, trong đó có 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Bà con DTTS thuộc diện gia đình chính sách rất vui mừng và vinh dự khi có con được trúng tuyển vào trường DTNT. Các em học học sinh cũng rất tự hào khi về học dưới mái trường này. Cấp uỷ đia phương cũng hết sức quan tâm chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường về mọi mặt; quan tâm đến từng cháu, luôn gửi gắm niềm tin vào sự nổ lực hàng năm của các cháu.

Như vậy, việc nhận thức về trách nhiệm về công tác giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng hết sức rõ ràng, trong đó vai trò của nhà trường, vai trò của GVCN lớp của giáo viên là khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc đổi mới công tác chủ nhiệm gắn với nhiệm vụ cụ thể không phải một sớm một chiều mà thành công được.

 

Description: lao dong san xuat (13)

Học sinh trãi nghiệm lao động sản xuất

 

  1. Thực trạng tổ chức công tác chủ nhiệm lớp :

Qua nhiều năm công tác trong trường phổ thông cũng như trường chuyên biệt, việc tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm cũng đặt ra và đã có nhiều đóng góp tich cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Có rất nhiều thầy cô tận tuỵ, âm thầm, quên mình vì học sinh thân yêu của lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, phương pháp chủ nhiệm nhiều khi còn khuôn mẫu, hình thức và cứng nhắc, các biện pháp giáo dục chủ yếu là trách phạt, hay khen thưởng mang tính hành chính một chiều, mệnh lệnh. Hay nói cách khác, giáo viên nêu ra yêu cầu học sinh phải thực hiện theo yêu cầu đó, giáo viên chủ nhiệm chiếu vào khuôn đó mà đánh giá, nhận xét và đưa ra các hình thức điều chỉnh tương ứng. Có những hình thức bổ trợ như hoạt động giáo dục ngoài lớp như: Văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, lễ hội, hoạt động của tổ chức đoàn thể...thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng khá mờ nhạt. Thẳng thắn mà nhìn nhận, giáo viên chủ nhiệm chỉ đảm nhiệm vai trò " Cảnh sát trưởng" đối với hoạt động giáo dục học sinh.

Rất nhiều nguyên nhân, khiến vai trò của giáo viên chủ nhiệm mờ nhạt, khách quan có, chủ quan có, nhưng trong phạm vi này chúng tôi chỉ đề cập đến nguyên nhân chủ quan là chính.

 

PHẦN 2: NỘI DUNG

I. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA ĐỘI TƯỢNG HỌC SINH DTTS : :

              1. Vị trí nhiệm vụ và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp.

              1.1. Vị trí của người GVCN:

              Giáo viên chủ nhiệm có một vị trí rất quan trọng trọng trong nhà trường phổ thông nói chung và đặc biệt trường PT DTNT nói riêng. Có thể nên ra những nét chính như :

              - Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hội đồng sư phạm nhà trường, thay mặt hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường triển khai thanh công các mục tiêu giáo dục do hội đồng sư sư phạm quyết định. Tổ chức, quản lý điều hành hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh trong một lớp học, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

              -Giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục gần gũi nhất của tập thể học sinh trong lớp. GVCN vừa là người định hướng, dẫn dắt các em học tập, vươn lên hoàn thiện và phát triển nhân cách, đồng thời cũng là người đại diện cho tập thể lớp, làm cầu nối giữa tập thể lớp với các giáo viên khác, với BGH với các tổ chức đoàn thể, xã hội trong và ngoài nhà trường.

              Do tính chất của trường phổ thông dân tộc nội trú là học sinh ăn, ở nội trú tại trường, vì vậy giáo viên chủ nhiệm còn là người thay mặt gia đình học sinh giáo dục, chăm sóc và bảo vệ các em. Có thể nói rằng đối với trường PT DTNT thì GVCN chính là người cha, ngưới mẹ thứ hai của học sinh.GVNC không chỉ là ngưới thầy dạy các em học mà còn là người nuôi nuôi nấng các em, hướng dẫn dạy các em từng tí, từng tí về nếp sống, nếp sinh hoạt thường ngày.

              1.2. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm:

              Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định của giáo viên bộ môn còn có những nhiệm vụ sau đây:

              a. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về tâm lý, phong tục tập quán mang tính đặc thù của từng tộc người để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.

              b. Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, thay mặt cha mẹ hoc sinhchủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

              c. Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỹ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp… hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm chính và học bạ học sinh.

              d. Báo cáo thường kỳ học đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

              1.3. Những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp.

              Với vị trí vai trò quan trọng trong nhà trường, bản thân người giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân để xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo.

              Để thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu giáo dục của cấp học, của lớp học và chương trình giáo dục, dạy học của trường, GVCN cũng cần nắm vũng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục, định hướng nghề nghiệp, lao động của nhà trường để tổ chức quản lý thực hiện trong lớp mình chủ nhiệm.

              Giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ động, đại diện cho lớp mình chủ nhiệm tạo dựng các mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục học sinh.

              GVCN phải là người cố vấn tin cậy, thân thiện nhất của các em học sinh. Hỗ trợ các em để xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp cũng như một tập thể học sinh đoàn kết, vững mạnh, biết yêu thương tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. GVCN phải sâu sát học sinh, nắm bắt tư tưởng, diễn biến xảy ra trong lớp của mình để có được những hỗ trợ và định hướng kịp thời cho học sinh.

              GVCN cũng cần có một kế hoạch chủ nhiệm sáng tạo điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp. Cần có những biện pháp khuyến khích học sinh tự chủ, tự giác trong việc học tập và tu dưỡng, sinh hoạt nội trú tại trường.

              GVCN cũng phải là người tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp nhất với những học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong lớp mình chủ nhiệm.

              2. Những điểm đặc thù của công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú trong những năm qua:

              2.1. Về đặc điểm đối tượng học sinh:

              Học sinh của trường PTDTNT đến từ các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, sống ở miền núi, vùng khó khăn. Vì vậy, GVCN cần lưu ý tới một số đặc điểm sau.

              Về mặt ngôn ngữ: Đối với Học sinh DTTS, tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai, không phải tiếng mẹ đẻ của các em. Vì vậy trong việc học tập cũng như giao tiếp các em còn bộ lộ những hạn chế.

              Trong học tập, mặc dù đã học tới trung học cơ sở , HS DTTS, đặc biệt học sinh DTTS dân tộc Mạ, K’Ho và học sinh sống ở vùng sâu xa thì  việc tiếp thu các thuật ngữ khoa học, khái niệm trừu tượng, các công thức toán, lý, hóa… là rất khó khăn. Mặt khác. Dù nói được tiếng Việt, nhưng trong giao tiếp hay học tập, phan xạ chuyển ngữ  sang tiếng me đẻ cũng làm chậm đi năng lực tư duy. Đó chính là rào cản lớn nhất đối với các em trong việc tiếp thu kiến thức. hiểu biết về điều này,        Ngoài ra trong giao tiếp, ngôn từ của các em có thể không được trau chuốt mà thường là các diễn đạt đơn giãn, theo thói quen của tiếng mẹ đẻ, chẳng hạn như: Nói trống không, thiếu thừ dạ vâng, thiếu những từ kết nối làm cho câu nói cụt lũn… hiểu sâu sắc điều này sẽ giúp cho người giáo viên, đặc biệt giáo viên mới khó quen hơn.

              Về đặc điểm tư duy: Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh DTTS là: Tư duy trực quan, cụ thể là chủ yếu, tư duy khái quát và trừu tượng còn hạn chế. Chính rào cản về ngôn ngữ điều kiện sống, học tập và nuôi dưỡng, giáo dục của học sinh DTTS đã hình thành lên đặc điểm này, các em thuận lợi hơn và thích thú hơn với việc tư duy bằng sự vật cụ thể, hình ảnh gần gủi với đời sống bản thân. Các em dường như ít đi sâu vào tìm hiểu bản chất, quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng. Khả năng phân tích tổng hợp và khái quát hóa của các em gặp nhiều khó khăn.

 

                                                Bữa ăn của học sinh DTNT

                   Về tình cảm lối sống: Học sinh DTTS sống tình cảm, chân thực, có trách nhiệm với công việc được giao, nhưng ít biểu hiện ra bên ngoài, đôi khi còn rụt rè , tự ti, hay tự ái và bảo thủ.. Trong cách sống cách sinh hoạt, vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân nói riêng , các em còn tùy tiện, tự nhiên, chưa theo khuôn khổ hoặc quy tắc. Vì thế việc rèn luyện cho học sinh có được những thói quen và nếp sống có kỷ luật, tụ giác làm một việc làm đòi hỏi người GVCN phải hết sức kiên trì. Đặc biệt đối với những học sinh nhập học đầu cấp học, GVCN cần lưu ý để hướng dẫn các em cần thực hiện theo những nề nếp, nội quy, vệ sinh, sinh hoạt của lớp của trường đề ra.

              2.2. Về các đặc điểm khác:

              Trường PT DTNT là trường chuyên biệt vì vậy có những đặc trưng khác biệt so với những trường phổ thông không có nội trú. Vai trò của nhà trường với học sinh là toàn diện và trực tiếp. Trường PTDTNT nuôi dạy học sinh trong suốt năm học, cấp học, học sinh trường PT DTNT học tập và ở nội trú cả ngày đêm, chịu sự quản lý giáo dục của nhà trường, kể cả ngày nghỉ lễ và chủ nhật. Đối với trường PT không có nội trú, ngoài giờ học ở trường, các hoạt động khác của các em diễn ra ở gia đình và cộng đồng. Vì vậy công tác chủ nhiệm ở trường DTNT ngoài nhiệm vụ chung như công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông đại trà, còn có thêm những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp khác mà cần phải lưu tâm tới là:

              -Quan hệ bạn bè:  Khi học sinh ở nội trú, mối quan hệ bạn bè cùng học , cùng ở, cùng ăn, cùng sinh hoạt sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn so với chỉ học cùng nhau rồi lên lớp, ngoài giờ về sinh hoạt ở gia đình. Đặc biệt các em đang ở lứa tuổi mới lớn, muốn thể hiện mình, khẳng định mình nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ. Các em đang tuổi mới lớn, trong khi đó các em lại sống xa gia đình, ở gần nhau học tập ăn uống sinh hoạt hằng ngày dễ nẫy sinh tình cảm nam nữ. 

              -Thành phân đa dân tộc: Khác với trường phổ thông đại trà, trường PT DTNT thường bao gồm những học sinh có thành phần dân tộc khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán.

              -Thiếu sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ và người thân. Đây là một đặc điểm của trường PT DTNT khiến cho công tác chủ nhiệm vất vả hơn các trường khác rât nhiều. Nếu như ở các trường phổ thông đại trà, ngoài giờ học ở trường, các em về với gia đình và người thân và chịu sự quản lý chăm sóc, dạy dỗ của gia đình. Chính vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm gần như thay mặt gia đình giáo dục, bảo ban, hướng dẫn các em sinh hoạt của ngoài giờ lên lớp như chăm sóc cơ thể, vệ sinh, phòng bệnh, tự lập trong cuộc sống.

             

II. CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM LỚP :

          A. Đối với Giáo viên và GV chủ nhiệm:

Giải pháp 1: Xác định lực lượng giáo dục trong nhà trường :

Củng cố vai trò, vị trí nhiệm vụ của người thầy trong việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Nói khác đi là củng cố nhận thức của Hội đồng sư phạm. Việc làm này phải làm thường xuyên, liên tục. Nhiều người cho rằng việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh chỉ là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. mình chỉ làm các việc theo phân công. Đây là suy nghĩ phổ biến trong tất cả nhà trường, cần khắc phục cho được. Và đây cũng là điểm yếu của quản lý khi thuyết phục giáo viên. Nhiều GV cho rằng mình không được phân công thì không được làm. Họ quên rằng : Giáo dục nhân cách cho học sinh là một chuẩn mực để đánh giá chuẩn nghề nghiệp  Thông tư 30/2014/TT- BGD-ĐT về việc chuẩn nghề nghiệp.

Phải xây dựng môi trường giáo dục đồng thuận, mang tính xã hội và tập thể có nhận thức đầy đủ và tự giác. Phải thật sự xuất phát từ lòng thương yêu học sinh, phải tự xem mình là người bố, người mẹ, là người đại diện cho bố mẹ chịu trách nhiệm về học sinh lớp mình – Đây cũng là nét đặc thù của trường DTNT hiện nay. Tôi cho rằng nếu không làm tốt giải pháp này thì đổi mới công tác chủ nhiệm như hiện nay chỉ là phù phiếm.

Trường DTNT với nét đặc thù riêng biệt, việc đại diện cho bố mẹ phải thực hiện khác hơn trường phổ thong. Tất cả những vi phạm của học sinh về nề nếp, nội quy, giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm giáo dục uốn nắn, xem đó là lỗi của mình trong quản lý và giáo dục, là người chịu trách nhiệm về sản phẩm đâu ra: Nhân cách học sinh. Dẫu biết rằng trong xã hội, việc ảnh hưởng lối sống gia đình, tập tục, thói quen… có vai trò rất lớn đến việc hình thành nhân cách cá nhân, nhưng nếu không tích cực và bền bỉ, công tác chủ nhiệm lớp của trường dân tộc nội trú rất ít hiệu quả.

Tóm lại, Việc nhận thức đúng và nhân văn văn về công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp, nó quyết định các giải pháp thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách học sinh.

                  

Giải pháp 2: Xác lập mục tiêu đổi mới công tác chủ nhiệm lớp :

Thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới công tác chủ nhiệm lớp đối với hội đồng sư phạm, vừa mang tính nguyên tắc vừa có tính thực tiễn. Xây dựng mô hình mẫu trong sinh hoạt. Trước hết là quán triệt mục tiêu đổi mới công tác chủ nhiệm để đạt cái gì, và làm thế nào để đạt mục tiêu ấy và kiểm chứng hiệu quả của công  giáo dục thông qua mô hình này như thế nào? Ở đây tôi tạm đưa ra các mục tiêu và giải pháp chung như sau :

+  Mục tiêu: Mục tiêu chung của nhà trường là: Xây dựng môi trường sinh hoạt lớp dân chủ, bình đẳng, thân thiện thật sự trên nền tảng tự quản của Ban cán sự lớp dưới sự hướng dẫn, cố vấn của thầy cô chủ nhiệm.

Phải làm như thế nào để đây là “ Tiết sinh hoạt lớp” chứ không phải là họp lớp. Sinh hoạt càng dân chủ, thân thiện thì hiệu quả càng cao.

Tương ứng như vậy, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng mục tiêu cụ thể cho lớp mình để hoc sinh cùng thày cô nổ lực thực hiện.

Ví dụ : Qua khảo sát đầu năm, cô được nhà trường cho biết : Về hạnh kiểm có một số bạn chưa ngoan, hay vi phạm việc này việc kia….. Về học tập có ….bạn chưa có cách khắc phục khó khăn để đạt nhiều điểm tốt. một số bạn hay quên nhiệm vụ làm vệ sinh lóp, vệ sinh phong học, lớp học ….Vậy năm nay cô cùng các em khắc phục những cái đó được không? Những nội dung cần khắc phục là gì? Thầy trò ta cần tìm ra và bàn giải pháp thực hiện nhé!

Thế là qua buổi sinh hoạt này,  ta  đã đạt được ý định là xây dựng được mục tiêu cụ thể của lớp mình.

Description: DSC_0595

                   Hội thảo về công tác  chủ nhiệm ở trường PT DTNT

Giải pháp 3 : Phải hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ, những công việc cụ thể mà giáo viên chủ nhiệm cần phải làm.

 

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đã được nêu rõ trong điều lệ trường phổ thong, nhưng các giải pháp thì chưa được cụ thể. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, theo tôi, đầu năm học, Hiệu trưởng nên cụ thể cá nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm,  cần làm  như sau :       

1. Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.

Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây:

+ Nghiên cứu tình hình học sinh lớp mình phụ trách, cơ cấu thành phần tộc người. Từ đ1o tìm hiểu về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội hóa giáo dục của tộc người đó…

+ Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình học sinh như :trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đạc điểm khác…

+ Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập từ tiểu học, những ưu điểm, nhược điểm, thực trạng về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập. Từ kết quả này để phân loại học sinh theo trình độ năng lực, ý thức học tập, thói quen hành vi… để có biện pháp giáo dục thích hợp.

+ Nghiên cứu tình hình chung của lớp như bầu không khí tâm lí, thực trạng học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp…

Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một cách có hiệu quả.

2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp

Ngay sau khi nhận được công tác, giáo viên chủ nhiệm cần suy nghĩ ngay đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời.

Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để quản lí học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung.

Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ trưởng chính thức. Ban cán sự lớp phải là những học sinh thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt.

-  Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao…

          - Biết quản lí tập thể.

- Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn.

Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích.

Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh.

Description: lao dong san xuat (7)

                                   Vườn rau em trồng

3. Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể

Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó là tập thể sẽ vững mạnh. Vì vậy, để xây dựng tập thể phải thiết lập cã mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể.

+ Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. Quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể. Trong tập thể thường có hai loại nhóm: nhóm chính thức gồm tổ, đội… và nhóm không chính thức hình thành tự phát, do các em phù hợp nhau về mặt tình cảm, xu hướng, hứng thú. Trong quan hệ tình cảm thì nhóm thứ hai có vai trò to lớn, giáo viên cần lưu ý tận dụng phục vụ cho mục đích giáo dục học sinh của lớp.

+ Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm trong công việc của các thành viên trong tập thể. Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải liên hệ, hợp tác với những người khác và phải tuân thủ yêu cầu và kế hoạch chung. Quan hệ chức năng tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ.

+ Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể. Tôn chỉ, mục đích của đoàn thể, điều lệ của nhà trường, nội quy lớp học là điều mà tất cả học sinh phải tuân thủ một cách tự giác. Chính mối quan hệ tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra.

Description: DSC_0775

                             Thầy Hiệu trưởng tham gia sinh hoạt cùng hoc sinh.

4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh

Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. trong trường DTNT cần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục và rèn luyện cho học sinh như sau :

* Giáo dục nhân cách sống đẹp :

Đây là nội dung giáo dục trọng tâm và xuyên suốt quá trình giáo dục học sinh , biểu hiện cụ thể :

+ Ý thức hợp tác và trách nhiệm. Hợp tác trong tổ chức lớp, Chi đội, Liên đội  hoàn thành kế hoạch của lớp một cách trung thực.

+ Yêu thương, đoàn kết và thân thiện trong giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, biết nhận lỗi và nghiêm túc sửa lỗi.

+ Biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khó khăn, đau ốm hoặc hoạn nạn, giáo dục lòng nhân ái qua các hoạt động từ thiện, biết tự quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai bão lũ....

* Hoạt động học tập:

Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập tốt, giáo viên chủ nhiệm lớp phải chú ý:

+ Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ bằng các biện pháp cụ thể sau:

- Giáo viên chủ nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày, đặc biệt là những ngày học đầu tuần.

    - Tổ chức 10 phút “truy bài” đầu giờ học mỗi ngày. Truy bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sang cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài.

- Thành lập đội “Cờ đỏ” của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường.

+ Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:

      - Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học.

         - Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.

Description: -nh ch-n HÐ TRU-NG (4)

                                Học trên phòng thí nghiệm, thực hành

-Tổ chức cho học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài liệu và thảo luận trên lớp.

- Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi.

              Đặc biệt là tổ chức duy trì tốt phong trào học tập có giá trị thực tiễn trong trường PT DTNT từ lâu nay như : Đôi bạn học tốt - Nhóm học tốt, để các em giúp nhau học tập, tổ chức sơ kết và tổng kết hang tuần, tháng, năm phong trào ngàn hoa điểm tốt, khen thưởng biểu dương kịp thời…-

* Tổ chức tốt hoạt động của các đoàn thể:

Ở mỗi lớp học có chi đội thiếu niên học, để các đoàn thể trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với TPT nhà trường làm tham mưu cho các em hoạt động.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là giúp các em lập kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện kế hoạch, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh rằng ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong lớp.

* Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao:

Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất thích tham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động này  một cách thường xuyên.

 

Description: IMG_4958

                        Lớp học kỹ năng bơi lội tại trường

 

+ Với các hoạt động giáo dục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc nên sử dụng các biện pháp sau đây:

      - Thành lập câu lạc bộ văn hoá, năng khiếu, cho các em tham gia. Ví dụ : Thành lập CLB Văn học chẳng hạn, tổ chức cho các em sưu tầm ca dao tục ngữ, thơ ca, chân dung nhà thơ, nhà văn… Tổ chức các buổi bình thơ, thi sang tác thơ, văn…

              -Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, sinh hoạt tập thể, đưa dân vũ vào nội dung sinh hoạt hàng kỳ.

 -  Tổ chức thi báo tường giữa các tổ và các lớp trong khối, trong trường. Trang trí lớp học và sử dụng hiệu quả bảng thông tin hoạt động lớp.

                 - Tham gia lễ hội văn hoá dân tộc : Gói bánh chưng, chợ phiên cuối năm...

- Luyện tập các bài hát, bài múa truyền thống như : Thành lập đội Cồng chiêng, múa Xoan, múa Sạp Tây Bắc ...tham gia biễu diễn và thi trong các lễ hội văn hoá các dân tộc dân gian của nhà trường.

+ Với các hoạt động thể dục, thể thao nên sử dụng các biện pháp sau đây:

  • Thành lập các đội bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, … tổ chức luyện tập và thi đấu giữa các nhóm, tổ và các lớp, các khối trong trường.
  • Thành lập đội tuyển của nhà trường gồm các bộ môn sở trường như : Bóng đá Nam- Nữ, Bóng chuyền, Điền kinh, Vovinam ....để tham gia Hội Khoẻ phù Đổng do Trường, Phòng Giáo dục và Sở GD-ĐT tổ chức hàng năm .

 

 

Description: Van Hoa Le hoi (61)

                                  Cùng kéo co ngày hội Khai trường

 

.

+ Với các hoạt động lao động nên sử dụng các biện pháp sau đây:

-  Tổ chức lao động tự phục vụ: trực nhật, ngày tổng vệ sinh trường, lớp. Giũ gìn văn minh khu KTX, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường bằng việc làm cụ thể.

- Tổ chức lao động công ích như trồng rừng, và lao động sản xuất rau sạch ở trường, thu hoạch sản phẩm ...

Description: DSC_0047

                        Gói bánh chưng ngày tết cổ truyền là hoạt động hàng năm

Trong quá trình tổ chức các hoạt động của học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh.

+ Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.

+ Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.

+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của học sinh.

+ Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia, đó là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành.

Description: chuyen mon (11)

Các em học sinh Khối 8 về Thủ Đô  viếng lăng Bác Hồ kính yêu.

5. Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh

Giáo dục và quá trình có tính xã hội, do đó có nhiều lực lượng tham gia. Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng riêng, giáo viên chủ nhiệm cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp tổ chức giáo dục học sinh có kết quả nhất.

+ Trước hết giáo viên chủ nhệm cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hình thức học tập ngoại khóa, trao đổi về phương pháp học tập…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục: tham quan, cắm trại, tổ chức những ngày lễ truyền thống, kế hoạch giúp đỡ các đoàn thể hoạt động…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh, nhận xét, ghi học bạ.

Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để biết tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp.

Description: DSC_0347

Description: DSC_0416

                                               Thi vẽ tranh

+ Đối với chi đoàn thanh niên:

                   - Giáo viên chủ nhiệm chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp công tác của cả năm học, kế hoạch công tác học kì, hàng tháng, hàng tuần.

- Phối hợp tổ chức các đợt thi đua nhân dịp cá ngày lễ lớn với các hình thác hoạt động hấp dẫn với học sinh, thanh, thiếu niên.

    - Phối hợp tổ chức sinh hoạt tập thể; sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, thực chất là phát huy tinh ý thức trách nhiệm và thần sáng tạo của các đoàn thể và từng cá nhân tham gia thực hiện các mục tiêu giáo dục chung, để không chồng chéo, trùng lặp các công việc của lớp, đoàn thể, không gây khó khăn cho học sinh. Tuy nhiên, phối hợp công tác không có nghĩa là đơn giản hóa công việc hay chủ nhiệm làm thay các đoàn thể.

+ Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:

Với cha mẹ học sinh:

-Thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững tình hình học tập và hạnh kiểm của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này nếu được thiết lập thường xuyên, phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện tử, sổ liên lạc…

- Phối hợp với hội phụ huynh học sinh, ban đại diện Hội CMHS sẽ là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, theo dõi tình hình và bàn bạc các biện pháp giáo dục học sinh. Tổ chức các cuộc họp với phụ huynh học sinh của lớp theo định kì: đầu năm, cuối học kì và tổng kết năm học.

    - Với chính quyền, các cơ quan xí nghiệp đóng ở địa phương:

            Tổ chức cuộc họp liên tịch giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn để bàn bạc các biện pháp phối hợp giáo dục học sinh và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục.

Vận động các tổ chức xã hội, các cơ quan xí nghiệp đỡ đầu thành lập Quỹ khen thưởng:…, tài trợ cho các cuộc thi học sinh giỏi và các hoạt động khác trong trường

B. Đối với lãnh đạo trường :

Lãnh đạo ở đâu là Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn, bộ phận này phải coi đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý. Vì suy cho cùng,  chất lượng giáo dục là kết quả cuối cùng của người thầy là nhà quản lý. Tham gia điều chỉnh góp phần đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm đạt mục tiêu cũng chính là nhiệm vụ của Hội đồng sư phạm. Sự phân công công việc để chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, còn trách nhiệm với sự nghiệp là nghĩa vụ thiêng liêng của người thầy. Xác định được nhiệm vụ chung, và nhiệm vụ riêng phải hài hoà. Đây cũng chính là yếu tố mới mà không phải ai cũng nhận biết và thực hiện được.

Lãnh đạo nhà trường phải nghiên cứu tình hình chung, và cụ thể từng lớp, xác định các mục tiêu cần đạt của công tác chủ nhiệm lớp trong năm. Thống nhất các biện pháp thực hiện, vừa dễ làm mà vừa hiệu quả. Không cứng nhắc và máy móc, hoặc chung chung mang tính mệnh lệnh và hình thức...

Ví dụ : Mục tiêu của trường dân tộc nội trú thì có nhiều nội dung, nhưng nội dung đột phá và có tính đặc thù là phải : xoá bỏ tâm lý trông chờ ỷ lại của học sinh dân tộc thiểu số, khắc phục tư tưởng cào bằng trong học tập dẫn đến thiếu nổ lực tự thân trong học tập và rèn luyện.

Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng nên mời Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên không trực tiếp làm công tác chủ nhiệm tham dự các tiết sinh hoạt chủ nhiệm và thứ bảy hàng tuần, ghi chép vào sổ dự giờ của mình, và coi đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức hàng năm. Qua sinh hoạt, ít ra giáo viên cũng được bổ sung những giải pháp, những kinh nghiệm quý giá trong công tác  của mình.

Qua thực tế, chúng tôi không chỉ dự giờ mà nhận luôn một tiết việc sinh hoạt chủ nhiệm ( như thao giảng) để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tham dự cùng rút kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn.

          III. Những kết quả đạt được các năm học qua

  • Năm học 2014-2015 :

* Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

             - Loại tốt:  220  hs chiếm 80.6%

             - Loại khá:  42 hs chiếm 15.4 %

             - Loại TB:  11 hs chiếm 0.4 %

          * Xếp loại học lực:

            - Giỏi: 12 chiếm 2.3 %

            - Khá: 140 chiếm 51.3 %

            - TB: 119 chiếm 43.7 %

            - Yếu: 02 chiếm 07 %

Tổng số học sinh được khen thưởng :152/273 , chiếm tỉ lệ

Tổng số học sinh được công nhân TN :64/64 , chiếm tỉ lệ 100%

Học sinh giỏi cấp huyện :09 .Học sinh giỏi cấp Tỉnh : 02 ( Nhất và nhì môn Địa lý và Lịch sử)

  • Năm học 2015-2016 :

Tổng số học sinh : 270 .

  • Xếp loại hạnh kiểm :

- Tốt : 200 hs - Tỷ lệ : 74.1%

               -  Khá : 54 hs -  Tỷ lệ :  20.0%

     -TB  : 13 hs -   Tỷ lệ :  4.81%

               - Yếu : 01 hs -  Tỷ lệ  : 1.1%

* Xếp loại học lực :

          + Giỏi :   08 hs - Tỷ lệ :    2.96%

          + Khá : 139 hs - Tỷ lệ :   51.48%,

   + Trung bình : 121 hs - Tỷ lệ : 44.8%

  + Yếu :              02 hs - Tỷ lệ : 0.74%

                             Không có học sinh Kém.

                             Tỷ lệ lên lớp : 99.02

          Chất lượng mũi nhọn :  HSG cấp Huyện : 07 hs.

                                                HSG cấp Tỉnh :    01 hs.

                   Đạt giải KK cấp toàn quốc cuộc thi KTLM : 02 hs.

          Năm học 2016-2017 :

                   Tổng số học sinh : 259 học sinh.

* Xếp loại hạnh kiểm :      + Tốt :   203 hs - Tỷ lệ :   78.4%

                                         + Khá :   41 hs -  Tỷ lệ :  15, 9%

                                         + TB  :    15 hs -   Tỷ lệ :   5.7 %

                                            + 100% xếp loại Hạnh kiểm trung bình trở lên.

                                        + Không có học sinh  xếp loại Yếu về hạnh kiểm :

* Xếp loại học lực :

                                      + Giỏi :              17 hs - Tỷ lệ :          6.6%

                                      + Khá :            132 hs - Tỷ lệ :        51.0%,

                                       + Trung bình : 106 hs - Tỷ lệ :        40.9%

                               + Yếu :              04 hs - Tỷ lệ :          1,5%

                                  + Học sinh đạt TB trở lên:  255hs Tỷ lệ  98,5%

                                       + Không có học sinh xếp loại  Kém.

                                         + Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 61/61 tỷ lệ : 100%

                                      Tỷ lệ lên lớp thẳng : 98.5%

* Chất lượng mũi nhọn :

          Trường tổ chức bồi dưỡng học sinh các bộ môn tham gia các cuộc thi IOE, Violympic Toán và Vật lý cấp trường,   

       * HSG cấp Huyện : 07 hs.

       Trong đó 05 hs giỏi Môn Sử - Địa và  02 học sinh Đạt giải thi toán trên mạng

       * HSG cấp Tỉnh : 02 hs Môn Lịch sử Trong đó 01 giải nhất 01 giải nhì.

        *Hoạt động TDTT đạt nhiều thành tchá cao trong các hội thi cấp huyện và cấp tỉnh: có 25 Giải các loại.

 

          Hàng năm số học sinh đào tạo tại trường được tuyển thẳng và các trường THPT trong huyện, trong đó số học sinh đựợc xét tuyển và trường THPT DTNT là 30 học sinh. Hầu hết các em có nề nếp sinh hoạt và học tập tốt, được thầy cô yêu quý và đánh giá khá tốt về chất lượng hạnh kiểm và học lực.

 

Description: DSC_0366

                                      Đội HS Giỏi của nhà trường

             PHẦN III : Kết luận

  1. Đánh giá chung :
  2. Để đạt mục tiêu trên mỗi thành viên của nhà trường (cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên) phải có được những phẩm chất, năng lực nhất định. Mỗi mục tiêu giáo dục của một giai đoạn nhất định sẽ đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên của mỗi nhà trường phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại giai đoạn đó.

Rõ ràng cán bộ quản lý, giáo viên mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay phải thật sự thay đổi, phải có đủ phẩm chất, năng lực mới đảm bảo vai trò tự chủ trong việc thực hiện các quá trình giáo dục bằng những quan điểm, phương pháp giáo dục hiện đại mới đào tạo được những “người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời”…

Nếu không biết khẳng định nêu cao vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông, chúng ta không thể yêu cầu cao để họ hoàn thành sứ mệnh cao cả này. Hơn nữa là sự thay đổi của đối tượng học sinh cũng như những yêu cầu mới của sự phát triển của khoa học giáo dục hiện đại ngày nay bắt buộc các nhà quản lý, giáo viên các cấp phải thay đổi, phải có những năng lực mới đáp ứng được xu hướng phát triển giáo dục thời kỳ hội nhập.

 

Description: DSC_0975

                          Cùng trãi nghiệm với học sinh Khối 9

         

2. Những bài học kinh nghiệm.

Để quản lí cũng như thực hiện công tác đổi mới công tác chủ nhiệm lớp  tôi cần đảm bảo được một số bài học sau:

Người làm công tác giáo dục nói chung trước hết phải thật sự có cái tâm trong sáng của người làm thầy, phải thực sự yêu nghề mến trẻ, hết lòng “vì học sinh thân yêu”. Luôn có tinh thần tự học, tự rèn, nâng cao trình độ lí luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí và phải quan tâm đến công tác dạy - học, đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Để các biện pháp trên được thực hiện có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo thống nhất từ BGH nhà trường với GV chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

          Khi vận dụng các biện pháp trên cần chú ý đến đối tượng và mục tiêu giáo dục. Mỗi GV chủ nhiệm cần khéo léo, linh hoạt, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, đơn điệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

            Có những biện pháp chỉ đạo có thể chưa cho hiệu quả tức thời. Cho nên, khi vận dụng GV không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình. Mặt khác, giáo viên phải xác định rằng, biện pháp nào đi chăng nữa nó không phải là cây đũa thần, do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ công thì còn phải kết hợp với hệ thống các giải pháp đi kèm, sao cho việc kỷ luật học sinh vẫn phải diễn ra nghiêm túc hiệu quả .

Bảo Lâm, ngày 25 tháng 5 năm 2017

                                                                         Người viết

                                                                                               

 

 

 

NGUYỄN RY

 

 

 

 

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây