Trường PT DTNT THCS Bảo Lâm

https://dtntbaolam.edu.vn


BÁO  CÁO  SƠ  KẾT HỌC  KỲ I  VÀ  NHIỆM  VỤ  TRỌNG TÂM HỌC KỲ  II  NĂM  HỌC 2017 - 2018

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

      TRƯỜNG PT DTNT THCS BẢO LÂM

 

                   Số:     / BC-DTNTBL

                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 
 

             Bảo Lâm,  ngày  02   tháng 01 năm 2018

 

BÁO  CÁO  SƠ  KẾT HỌC  KỲ I  VÀ  NHIỆM  VỤ  TRỌNG TÂM HỌC KỲ  II  NĂM  HỌC 2017 - 2018

 

 
 
 

Phần I.

 

I. ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

 1. Đặc điểm tình hình

+ Thuận lợi:

Năm học 2017-2018, Trường PT DTNT THCS Bảo Lâm có những thưận lợi như sau :

-  Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng,UNBND  Huyện, Phòng  GDĐT các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

-  Tập  thể  cán bộ giáo viên Nhà trường luôn đoàn kết nhất trí. Ban Chi uỷ, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên , lãnh đạo trường phối hợp đồng bộ thực hiện tốt hoạt động chung của Nhà trường.

- Nguồn nhân lực của Nhà trường đầy đủ, có chất lượng, kinh nghiệm công tác khá tốt, số lượng giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn cao(  80%). Đa số cán bộ, giáo viên của trường đều thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong công tác quản lý nhà trường.

- CSCV nhà trường khang trang đầy đủ dáp ứng với nhu cầu dạy học và nuôi dưỡng học sinh .

- Công tác xã hội hoá giáo dục luôn được Nhà trường quan tâm, được sự ủng hộ của Phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội.

+ Khó khăn:

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp và không đồng đều, nên nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là công tác mũi nhọn.

- Phần lớn gia đình ở xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, Còn một bộ phận cha, mẹ học sinh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến con em mình, giao khoán cho nhà trường nên công tác phối hợp với nhà trường còn nhiều hạn chế.

- Công tác phối kết hợp với địa phương nhiều địa phương chưc thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh DTNT nên công tác tuyên truyền tuyển sinh vào lớp 6 chưa thực sự có hiệu quả .
DSCN2568

             2.Kết quả thực hiện các nhiệm vụ   học kỳ I năm học 2017 – 2018.

              2.1. Quy mô trường lớp.

           Năm học 2017 - 2018 Trường PT DTNT Bảo Lâm triển khai nhiệm vụ năm học với điều kiện như sau :

          + Đội ngũ : Tổng số CB-GV- Nhân viên : 34 người. Trong đó : Lãnh đạo: 02, Giáo viên : 21, CNV : 11.

          Trường có các tổ chức như : 04 Tổ chuyên môn, gồm Tổ Toán Lý – Hóa Sinh TD  – văn Sử Địa – Tổ Anh văn Nhạc Họa và  02 Tổ nghiệp vụ , (Văn phòng , Tổ quản lý sinh.

          + Tổng số học sinh : 258, chia làm 4 khối lớp .(6,7,8 và 9).

          + CSVC : 8 phòng học / 8 lớp, học hai buổi/ngày; 02 Khu KTX, các đầy đủ các phòng bộ môn cho các môn học đáp ứng yêu cầu cho việc giảng  dạy và nuôi dưỡng học sinh, nhà bếp theo quy trình khép kín và phòng ăn, phòng  cho học sinh đảm bảo rộng rãi thoáng mát . Sân chơi bãi tập cho học sinh đầy đủ. Có sân TDTT, Hồ bơi…Cảnh quan nhà trường thong thoáng, xanh, sạch, đẹp.    

 + Tổng số học sinh

    Học sinh toàn trường  258 học sinh  trong đó khối 6 có 64 học sinh khối 7 có 67 học sinh khối 8 có 65 học sinh khối 9 có  62 học sinh

  Học kỳ I Năm học 2016-217 là 264 học sinh  so cùng kỳ học kỳ I năm học 2017-2018 giảm 6 học sinh tỉ lệ 2,3 %.

b. Kết quả tuyển sinh đầu cấp.

    Năm học 2017 – 2018 được Sở GDĐT Lâm Đồng phê duyệt tuyển sinh vào lớp 6-DTNT  là 70 học sinh. Nhà trường thực hiện được 64 ( Thiếu 6 chỉ tiêu) do Hội đồng tuyển sinh huyện giao. Kết quả đạt tỉ lệ 91.4%

           2. Kết quả duy trì sĩ số.

   Đầu năm học 2017 -2018 tổng số học sinh là 258 giảm 7 học sinh hiện còn 251 học sinh,  trong đó :

     *Bỏ học 1 học sinh  tỉ lệ 0,38 %.

     *Chuyển trường trong năm 05 học sinh.tỉ lệ 1.3%

      * Nghỉ học lý do khác xin lưu kết quả nghỉ 1 năm 01 học sinh tỉ lệ 0,38%

2.2. Kết quả giáo  dục 2 mặt .

a).  Đánh gia chung toàn trường :  Tổng số hs được đánh giá : 251 .

+ Hạnh kiểm :    

  • Tốt :    170 hs  , đạt tỉ lệ :      67.7 %,
  • Khá :     62 hs , chiếm tỷ lệ : 24.7%
  • TB :       12 hs, chiếm tỷ lệ :    4.8 %
  • Yếu :      07 hs chiếm tỳ lệ :     2.8 %

+ Học lực :

  • Giỏi :    11 hs , chiếm tỷ lệ :      4.4 %
  • Khá :   108 hs,  chiếm tỷ lệ :    43.0 %
  •  TB  :   116 hs,  chiếm tỷ lệ :    46.2 %
  • Yếu :    15 hs ,  chiếm tỷ lệ :       6.0 %
  • K ém :  01 hs,   chiếm tỷ lệ :       0.4 %

         b) Kết quả thực hiện dạy học theo mô hình trưởng học mới :

Tổng số lớp thực hiện : 4 lớp/ 8. Bao gồm hai khối : 130 hs. Chia ra:

Khối 6: 2 lớp, 63 học sinh.

Khối 7: 2 lớp, 67 học sinh

  • Kết quả:
  • Về  Phẩm chất  :
  • Xếp loại tốt : 102/130 chiếm tỷ lệ : 78.5 %
  • Xếp loại đạt :  28/130 chiếm tỷ lệ : 21.5 %
  • Về  năng  lực :
  • Hoàn thành tốt  KQHT   :  09hs  chiếm tỷ lệ :     6.9%
  • Hoàn thành KQHT   :         84 hs, chiếm tỷ lệ :  64.6%
  • Chưa hoàn thành  KQHT : 37 hs , chiếm tỷ lệ:   28.5%.

      + Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi bao gồm :

             - Học sinh thi các môn văn hóa :  Có 10 học sinh tham gia dư thi học sinh giỏi cấp huyện trong đó 4 Học sinh thi Địa lý 4 học sinh thi Sử ,2 học sinh thi tin học . Kết quả có 04/10 học sinh đạt giải cấp huyện .( 03 : Lịch sử , 01 Đia lý).

                - Học sinh tham gia thi HKPĐ  : Có 100% 40  học sinh tham gia HKPĐ cấp trường, 40 học sinh tham gia HKPĐ cấp huyện bao gồm tất cả các nội dung do PGD-ĐT Bảo Lâm tổ chức . Kết quả đạt : 10 giải.

           

d) Nhận xét, đánh giá

2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

- Số cán bộ quản lý: 2; trong đó: Nam 01; Nữ 01; dân tộc thiểu số:0 ,  tỉ lệ 77%.

- Tổng số giáo viên: 21 ; trong đó: (Nam,10 Nữ 11, Biên chế 19, Hợp đồng: 02 ); trong đó giáo viên là người dân tộc thiểu số : 02 , tỷ lệ 10,5, %.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ :  

- Đạt chuẩn:  21 giáo viên/ tổng số 21 giáo viên; tỉ lệ:100%

- Trên chuẩn: 17 giáo viên/ tổng số 21 giáo viên; tỉ lệ 81.%

- Tổng số Đảng viên:  18 . Trong đó

  *Đảng viên CBQL: 2/2 tỉ lệ  100%

  * Đảng viên  GV 14/21 tỉ lệ 67 %,

   *Đảng viên NV 3/11 Tỉ lệ  27%

2.4. Về cơ sở vật chất :

- Tổng số  phòng sử dụng : 84. Trong đó :

+ Khu Hiệu bộ 01 khu gồm 7 phòng.( BHG, KT, VT, phòng họp)

+ Phòng học: 8; trong đó: Kiên cố: 8; phòng học tạm:  Không

+ Phòng bộ môn, chức năng: 30 phòng;

+ Số lượng máy vi tính: 01 máy (đang sử dụng).

+ Khu KTX 02 khu có 46 phòng

  2.5. Các nhiệm vụ giáo dục trung học (báo cáo bằng số liệu theo từng nhiệm vụ)

- Số chủ đề dạy học liên môn đã xây dựng là 22 và thực hiện: 21 chủ đề tronh đó Tổ Toán lý 6/7. Tổ Anh Văn-Nhạc Họa 5/5 Tổ  Văn Sử Địa 6/6. Tổ Sinh Hoa  4/4

- Số lượng các môn học có lồng ghép, nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống: 100% các môn dạy học có lồng nghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống

  - Số lượng các chuyên đề đã sinh hoạt chuyên môn trên trang mạng "trường học kết nối":  22 chuyên đê

- Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: 19 đề tài, dự án; số lượng học sinh tham gia.

- Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện: không có

- Số lưng công chức, viên chức, NV đã tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: là 34/34 người thamh gia

Trong đó:

+ Công chức: 01

+ Giáo viên: 22

+ Nhân viên: 11

-Số lượng CBQL, giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn: 23

3. Đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2017 -2018

3.1. Những kết quả đã đạt được

a Thực hiện nhiệm vụ chung

– Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra đề kiểm tra định kỳ của học sinh...tổ chức cho 100% giáo viên tập huấn, tham gia dự giờ học tập, áp dụng vào việc dạy học theo mô hình trường học mới.

– Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của ngành gắn với các phong trào thi đua, đổi mới giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục trong nhà trường.

– Thường xuyên triển khai công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý trong nhà trường; chú trọng việc thực hiện kỷ cương, nền nếp quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá.Trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức cụ thể: Bồi dưỡng thường xuyên: 100% GV dự theo chuyên môn; có 100% CB-GV-CNV nhà trường dự bồi dưỡng chính trị hè; 100% giáo viên dự triển khai nhiệm vụ năm học; cử giáo viên dự tập huấn sử dụng các phần mềm sử dụng bảng tương tác thông minh; tập huấn trường học kết nối...

- Thực hiện có hiệu quả “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: phong trào thi đua Hai tốt, duy trì trong suốt năm học với nhiều hình thức phù hợp với thầy cô giáo và học sinh trong trường; trường đã thực hiện nhiều giải pháp trong công tác đổi mới phương pháp dạy học; chú trọng công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt quan tâm đến những em có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt.

Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; cảnh quan được đầu tư, chăm sóc, luôn bảo đảm xanh-sạch-đẹp;

Công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe ban đầu của học sinh được chú trọng, nhà trường có phòng Y tế học đường, có tủ thuốc với cơ số thuốc cơ bản, có góc tư vấn  tâm lý cho học sinh; Công tác an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh thường xuyên được quan tâm; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã có cải tiến tích cực, hàng tháng, hàng tuần đều có chủ đề sinh hoạt cho toàn trường trong sáng thứ hai đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt chung.

- Nhà trường đã thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên như: tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền chế độ thai sản, học bổng, chi phí học tập…; Thực hiện nghiêm túc việc cung cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho các lớp; Nhà trường cũng đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ phụ huynh để nâng cấp các điều kiện ăn ở, sinh hoạt của học sinh, cảnh quan sư phạm nhà trường và trong công tác giáo dục toàn diện học sinh.

- Công tác thi đua khen thưởng được nhà trường và các tổ chức trong nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình với việc nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong công tác, hăng hái tham gia thi đua. Nhà trường đã cụ thể hóa, định rõ các tiêu chuẩn thi đua để làm căn cứ đánh giá thi đua trong đội ngũ và học sinh; khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong các hoạt động.

- Nhà trường tiếp tục xây dựng  kế hoạch giữ vựng danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2021

    b,Thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông

- Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ X.

- Việc triển khai các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, đưa chương trình triển khai Mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) vào giảng dạy khối 6-7 năm học 2017-2018

* Đối với giáo viên

+ 100% CB-GV-CNV nhà trường tham gia học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có đăng ký chương trình hành động .

+ Thực hiện các chuyên đề theo từng bộ môn, tập trung về đổi mới phương pháp dạy và xây dựng phương pháp tự học cho HS.

+ Nâng cao hiệu quả soạn giảng bằng giáo án điện tử, khai thác tốt máy chiếu được trang bị trên các phòng học giúp giáo viên vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

+ Trọng tâm các buổi họp tổ nhóm đều bàn sâu về chương trình giảng dạy chuẩn kiến thức cần truyền đạt cho HS, kết hợp rèn luyện kỹ năng cho HS qua từng bài học cụ thể, cách áp dụng cho từng đối tượng, từng lớp dạy.

+ Thống nhất cách ra đề kiểm tra về nội dung và hình thức của bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ.

+ Thảo luận và phân tích các phần, các bài khó dạy trong chương trình.

+ Yêu cầu đặt ra cho giáo án là: chất lượng, hệ thống câu hỏi khơi gợi được tính tích cực và tư duy sáng tạo cho HS.

+ Sử dụng ĐDDH sẵn có và làm thêm ĐDDH phục vụ cho bài dạy. BGH theo dõi và kiểm tra, hạn chế tình trạng dạy chay (sử dụng sổ đăng ký sử dụng ĐDDH).

+ Tổ chức cho HS học tập và thảo luận theo nhóm, tổ, chú trọng việc dạy học theo các phương pháp mới.

* Đối với học sinh:

+ GV hướng dẫn kỹ cho HS về phương pháp học tập bộ môn theo hướng tích cực, chủ động và mạnh dạn phát biểu xây dựng bài học.

+ Xây dựng phương pháp học tập - thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.

+ Tổ chức cho HS nghiên cứu bài học và học tập bộ môn qua các tiết dạy bằng việc khai thác tốt CNTT.

+ Tổ chức cho HS tham quan dã ngoại trong các tiết ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường.

- Nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học

+ Chỉ đạo giáo viên tiếng Anh khai thác có hiệu quả phòng bộ môn

+ Cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng trong việc sử dụng trang thiết bị phục vụ việc học tập của học sinh.

+ Kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng trên máy tính: xử lý văn bản, xử lý số liệu, xử lý ảnh, …

+ Tăng cường khả năng khai thác internet, tìm kiếm thông tin trên mạng, sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc học tập các bộ môn.

+ Tổ chức cho HS tham dự các kỳ thi như: Giải toán trên mạng, hùng biện tiếng Anh…

- Công tác tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

+ Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung, kế hoạch; đi sâu đổi mới phương pháp, bám chuẩn kiến thức kỹ năng. Chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng khung phân phối chương trình, thực hiện theo yêu cầu giảm tải nội dung chương trình, phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Sinh hoạt tổ- nhóm chuyên môn đúng thời gian quy định, nội dung cuộc họp quan tâm nhiều đến góp ý chuyên môn, nhận xét giờ dạy.

+ Việc phân công, bố trí đội ngũ đúng quy định; nhà trường cũng đã có kế hoạch cụ thể, quản lí, theo dõi việc thực hiện chương trình qua lịch báo giảng, sổ đầu bài, báo cáo thực hiện chương trình của các tổ chuyên môn; sắp xếp thời khóa biểu hợp lí; bố trí dạy thay, dạy bù cho kịp chương trình do những ngày nghỉ, đảm bảo hoàn thành chương trình, kiến thức cơ bản cho học sinh.

+ Chương trình, nội dung, kế hoạch các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, lao động hướng nghiệp và dạy nghề, tư vấn học đường, giáo dục pháp luật được nhà trường thực hiện tốt, với giải pháp lồng ghép tích hợp trong các môn học, qua các hoạt động ngoại khóa, tổ chức văn nghệ, TDTT, các hội thi, các ngày lễ lớn…

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

+ Ngay từ đầu năm nhà trường đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng các kế hoạch hội thảo, chuyên đề đổi mới PPDH; chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn tăng cường các hoạt động chuyên môn tập trung vào công tác đổi mới PPDH; Yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, áp dụng các phương pháp mới vào dạy học, nâng cao kỹ năng sử dụng trang thiết bị CNTT. Vận động giáo viên nghiên cứu và đề xuất các sáng kiến kinh nghiệm về cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

+ Tất cả giáo viên đều được tham gia tập huấn về kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu đổi mới và thực hiện xếp loại học sinh theo đúng tinh thần của Thông tư 58/2012/BGD-ĐT ngày 12.12.2011..

+ Nhà trường cũng đã tổ chức kiểm tra 1 tiết đề cùng chung trong khối đối với các môn học và triển khai cho giáo viên thực hiện cập nhật điểm số trên mạng theo hướng dẫn của SGD& ĐT; bảo đảm tính chính xác, công bằng, công khai.

-  Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục đặc thù:

* Công tác giáo dục giá trị và kỹ năng sống, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường.

+ Nhà trường đã chỉ đạo cho tổ quản lí nội trú phối hợp với tổ nữ công, chi đoàn, đội Thiếu niên xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị, kỹ năng sống cho học sinh. Trong năm học đã triển khai 6 chuyên đề: “Giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên”, “Kỹ năng giao tiếp – sinh hoạt cộng đồng”, “ Phòng chống bạo lực học đường…”, “ Em yêu biển đảo” “ An toàn giao thông” “ Phòng chống đuối nước…; thực hiện chương trình rèn kỹ năng sống vào sáng thứ 2 hàng tuần với các nội dung: kể chuyện về Bác Hồ, về nếp sống đẹp, văn minh.

+ Giáo viên chủ nhiệm, tổ quản lý nội trú thực hiện nghiêm túc các tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt nội trú để kịp thời phát hiện và uốn nắn những học sinh có biểu hiện sai phạm; Phát huy vai trò của đội tự quản, đội cờ đỏ trong việc kiểm tra, theo dõi hoạt động ở khu nội trú, ở các lớp học.

+ Nhà trường cũng đã phối hợp với Công an Huyện   tuyên truyền công tác giữ gìn an ninh trật tự - An toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường; Thường xuyên quán triệt nâng cao tinh thần cảnh giác cho CB, GV, NV về công tác bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị; Cho CB, GV, NV, học sinh viết cam kết không vi phạm pháp luật, không vi phạm luật an toàn giao thông.

* Công tác tư vấn tâm lý học đường

  Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường do đồng chí Phó Hiệu trưởng làm tổ trưởng và các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, đã triển khai:

+ Nội dung chương trình tập huấn cho CB, GV, NV, học sinh toàn trường.

+ Xây dựng kế hoạch tư vấn cho học sinh

+ Mở hòm thư góp ý, đề xuất tư vấn cho học sinh

Qua công tác cũng đã giải quyết được nhiều băn khoăn thắc mắc trong lứa tuổi, tâm tư tình cảm của các em.

* Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi được tổ chức thường xuyên theo từng chủ đề, chủ điểm như: lễ hội trò chơi dân gian trong ngày khai giảng, văn nghệ chào mừng ngày 20 / 11 và 22/12  

        - Thành lập các đội tuyển tham gia hội khỏe phù đổng năm 2017-2018.

+ Trường phối hợp với Hội CMHS nâng cấp sân bãi TDTT, xây dựng hồ CSVC, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ để các em học và luyện tập các kỹ năng bơi lội, phòng chống đuối nước,  sinh hoạt vui chơi hang ngày.

* Công tác giáo dục hướng nghiệp

+ Nhà trường đã phối hợp với TTGD nghề nghiệp Bảo Lâm dạy nghề làm vườn cho 64 học sinh khối 8, tỷ lệ 100% học sinh tham gia.

          + Triển khai chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua nhiều hoạt động trong và ngoài lớp như các hình thức lao động tự phục vụ, lao động công ích, học tập các môn kỹ thuật, 2 tiết hướng nghiệp cho học sinh khối 9, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất gắn với học nghề và ứng dụng tiến bộ của  khoa học kỹ thuật.

           Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đã có tác dụng nâng cao nhận thức, tự giác, tự phục vụ bản thân của các em trong sinh hoạt, học tập hàng ngày; ý thức bảo quản, giữ gìn cảnh quan sư phạm, tài sản chung của các em được nâng lên rõ rệt.

- Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh trường PTDTNT thoe thông tư tiên tịch 109 năm 2011 nhà trường triển khai các chế độ chính sách rông rãi đến tường CB-GVCNV và học sinh phụ huynh , tổ chức triển khai thực hiện chế đô cho học sinh đúng đủ có sự tham gia giám sát của nhà trường , hội phụ huynh học sinh cũng thư các tổ chứ đoàn thể trong nhà trương và năm học 2016-2017 không có những vấn đề tiêu cực nào xảy ra. Được phụ huynh học sinh tin tưởng và đánh giá cao .

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng học sinh

          Nhà trường đã chỉ đạo Tổ Quản lý học sinh xây dựng  và thực hiện tốt các kế hoạch: Quản lý nề nếp ăn ở, giờ giấc sinh hoạt học tập của học sinh, Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi ngoài giờ lên lớp, Lao động sản xuất, chăm sóc vườn hoa-cây cảnh, vệ sinh môi trường, quản lý bếp ăn, nâng cao chất lượng bữa ăn, an toàn thực phẩm, cháy nổ…

Trong học kỳ I vừa qua nề nếp ở nội trú là khá tốt; các em có ý thức tự giác thực hiện; không có vấn đề xấu xảy ra trong nhà trường.

3.2  Những hạn chế và nguyên nhân.:

   * Nguyên nhân:

       - Tuổi nghề của giáo viên không đồng đều, số giáo viên nghỉ hộ sản và …trong năm học nhiều nên hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và chất lượng giảng dạy.

     - Còn một số ít học sinh thiếu động cơ học tập đúng đắn, lười học …dẫn đến chất lượng còn hạn chế.

        - Giáo viên chưa năng động và tích cực trong hoạt động chung. Một số giáo viên ít tiết có một mình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nên không có môi trường học tập lẫn nhau .

    Hạn chế, thiếu sót.

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một ít giáo viên hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt kết quả như mong muốn.

- Sinh hoạt chuyên đề của các tổ chuyên môn thiếu tính đột phá, chưa chuyên sâu và gắn kết thực tiễn giảng dạy.

- Một số giáo viên chưa mạnh dạn chưa d9a6u2 tu7 nhie62u trong vie65c  triển khai Mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) vẫn còn băn khoăn.

3.3 Kết luận chung .

     Kết quả đạt được.

     -Hoạt động chuyên môn của Nhà trường luôn được chú trọng, các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc dự giờ xếp loại, dự giờ rút kinh nghiệm, kiểm tra đánh giá tay nghề giáo viên. Tất cả giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, 100% cán bộ giáo viên của trường sử dụng thành thạo CNTT. Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được thực hiện thường xuyên thông qua các buổi Hội thảo và chuyên đề cấp trường.

– Thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu, kém và học sinh khá giỏi ở tất cả các khối lớp, do đó tỷ lệ chất lượng 2 mặt của học sinh là khá tốt. Học sinh tham gia đầy đủ các phong trào của các cấp đề ra như:

Tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện, gồm có 10 hs,;

Tham gia thi KHKPĐ 40 học sinh tất cả các nội dung, 07 học sinh tham gia thi cờ vua cấp huyện

,Tham gia các hội thi  Văn nghệ do ngành, địa phương tổ chức,

– Nguồn nhân lực và cở sở vật chất của trường ngày càng phát triển, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới .

– Chi bộ nhà trường năng động trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của Nhà trường, luôn có kế hoạch bồi dưỡng đảng viên, quần chúng trở thành những cá nhân có phẩm chất chính trị đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ tốt.

–  Đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các đoàn thể trong, ngoài nhà trường trong việc thực hiện các cuộc vận động của ngành nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Chi đoàn giáo viên và Đội tích cực trong việc thực hiện các phong trào của ngành, của địa phương, của trường như: thể dục thể thao – văn nghệ, ngoại khóa giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống, an toàn giao thông, ma túy, HIV/AIDS,…góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

     – Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được Nhà trường quan tâm, kết quả đạt được là rất tốt, như việc vận động quà Tết cho học sinh nghèo, cho học sinh vượt khó học khá giỏi, khen thưởng động viên cho những học sinh có ý thức vươn lên trong học tập rèn luyện, tham gia xây dựng tăng cường CSVC phục vụ cho nhu cầu thiết thực trong nhà trường. Tổ chức cho học sinh tam quan học tập trải nghiệp cho học sinh khối 8-9 tại bảo tàng Lâm Đồng .tổ chức chohoc5 tham gia hoct tập trải nghiệm tại lễ hội festival hao Đà lạt.

    Học kỳ I  Năm học 2017-2018 nhà trường đạt kế hoạch đề ra

    * Bài học kinh nghiệm:

- Để nhà trường thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao đòi hỏi phải có nhận thức và đồng thuận cao của tập thể trong tất cả mọi hoạt động. đặc biệt là sư quyết đoán giám nghĩ giám làm của Lãnh đạo nhà trường .

- Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường phải được tập thể quan tâm, đóng góp, xây dựng và quyết tâm thực hiện. Công tác kiểm tra nội bộ trường học phải được coi trọng, thực hiện xuyên suốt trong năm học, biến công tác kiểm tra thành tự kiểm tra đánh giá một cách tích cực.

- Mỗi nhà giáo phải nhận thức rõ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực thi. Người cán bộ quản lý phải thường xuyên cải tiến công tác quản lý cũng như tự giác học tập để bồi dưỡng, nâng cao trình độ kịp đáp ứng với sự thay đổi, vận động.

          - Để làm tốt công tác giáo dục dân tộc:

+ Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh, các ban ngành đoàn thể, chính quyền và nhân dân địa phương.

+ Phải thật sự tôn trọng, yêu thương học sinh. Những hoạt động phải mang tính vừa sức, cụ thể và có chú trọng đến hình thức.

3.4. Số liệu chung của toàn trường

08 biểu mẫu THỐNG KÊ SỐ LIỆU HỌC KÌ NĂM HỌC 2017-2018, xếp theo thứ tự từ mẫu 1A đến 8A). Các trường chỉ lấy số liệu, thông tin của đơn vị mình.

  • Riêng các trường thực hiện mô hình trường học mới: bổ sung thêm 01 biểu mẫu số liệu của học sinh THM

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018

1.  Nhiệm vụ trọng tâm

 - Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GDĐT và Kế hoạch Chương trình hành động số 74-CTr/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT;

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ X.

         - Tập trung chỉ đạo công tác dạy và học  triển khai Mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) khối 7 và khối 6 . Triển khai các giải pháp đổi mới để phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi;

             - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua; thể chế hóa các quy định; phát huy dân chủ; nâng cao vai trò trách nhiệm của các đoàn thể, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ.

- Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ mốt các thiết thực.

- Sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn tài chính, cơ sở vật chất. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng cường sự đóng góp tự nguyện của Cha mẹ học sinh để phát triển nhà trường.

- Tăng cường công tác quản lý nội trú; làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh.Thực hiện tốt các chính sách đối với Giáo viên và học sinh .

-  Dựa trên kết quả học kỳ I có kế hoạch kiểm tra đánh giá sát tình hình  để thực hiện thành công kết quả chỉ tiêu đăng ký từ đầu năm học hoàn thành kế hoạch năm học 2017-2018.

2.  Biện pháp thực hiện

- Tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý.

- Xây dựng chặt chẽ các kế hoạch, tổ chức triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường. xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện nhiệm vụ học kỳ 2.

- Tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường và Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh, giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong nhà trường và huy động sự đóng góp tự nguyện để phát triển nhà trường. hạn chế tối đa học sinh xin chuyển trường về địa phương .

- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên và học sinh.

Trên đây là báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2017 – 2018 và phương hướng nhiệm vụ kỳ II học 2017 – 2018 của trường PT Dân tộc nội trú Bảo Lâm .

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

  1. Đối với Phòng GDĐT:

Để tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu cho công tác nuôi dạy học sinh DTNT phù hợp với việc hoàn thiện các tiêu chí về CSVC, kính đề nghị lãnh đạo Phòng quan tâm đề nghị cấp trên cấp kinh phí xây dựng hàng rào nhà trường còn thiếu và đang xuống cấp tăng cường công tác bảo vệ để tạo môi trường giáo dục an toàn đảm bảo an ninh trật tự cơ quan; xây dựng nhà tắm cho KTX Nam vì hiện tại đang hư hỏng nặng.

Đối với các cấp chính quyền địa phương : Như trên.

                  

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Bảo Lâm;

- Lưu: VT.

     HIỆU TRƯỞNG

                                                                                 

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây