Trường PT DTNT THCS Bảo Lâm

https://dtntbaolam.edu.vn


KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên dành cho CBQL và giáo viên Năm học 2018 – 2019

UBND HUYỆN BẢO LÂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG PTDTNT  THCS BẢO LÂM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 59 /KH-DTNT

Bảo Lâm, ngày 25 tháng 8  năm 2018

 







KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên dành cho CBQL và giáo viên

Năm học 2018 – 2019

 

Căn cứ vào kê hoạch số 17/KH-PGDĐT ngày 16/8/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên dành cho Cán bộ quản lý (CBQL) và Giáo viên (GV) năm học 2018 - 2019;

Trường PTDTNT THCS Bảo Lâm lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2018 - 2019 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đảm bảo cho tất cả CBQL, GV đều tham gia BDTX với ý thức tự giác, trách nhiệm, đủ nội dung, thời lượng bồi dưỡng. CBQL, GV chủ động trong việc tổ chức BDTX theo các hình thức nhất là hình thức tự học, tự bồi dưỡng;

Nội dung bồi dưỡng phải bám sát các Chương trình BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và hướng dẫn hằng năm của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn, có tính kế thừa qua từng năm học; không gây quá tải đối với CBQL, GV trong công tác bồi dưỡng. Các nội dung bồi dưỡng bắt buộc và tự chọn phải có đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xếp loại CBQL, GV và đánh giá nhà trường cuối năm học.

          II. ĐỐI TƯỢNG

Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy trong nhà trường;

          III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

          1. Khối kiến thức bắt buộc

          1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên

          - Phòng Giáo dục & Đào tạo Bảo Lâm phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy để triển khai các nội dung bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước cho đội ngũ CBQL và giáo viên các đơn vị trường học:

          + Chuyên đề 1: Những vấn đề lý luận cơ bản, cốt lõi trong Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII);

          + Chuyên đề 2: Những vấn đề lý luận cơ bản, cốt lõi trong Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII);

          + Chuyên đề 3: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018; Nghị quyết số 23-NQ/TW về “Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045”;

          + Chuyên đề 4: Thông tin thời sự về luật An ninh mạng, dự thảo luật đặc khu; tình hình KT-XH năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018 của nước ta; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X; Nghị quyết 13-NQ/TU, ngày 15/5/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy “về phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 – 2020 và những năm tiếp theo”.

          - Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019; các nội dung về đổi mới, sửa đổi, bổ sung chương trình trong các cấp học, bậc học...

          * Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập chính trị ngày 07/8/2018 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bảo Lâm theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT Bảo Lâm. 

          1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên

          Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo lịch Bồi dưỡng của ngành.

* Tham gia bồi dưỡng chuyên môn của bậc học THCS theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT trong hè và khi có lịch thông báo.

2. Khối kiến thức tự chọn:

Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết/năm học/giáo viên).

(Theo phụ lục modul kèm theo. Thực hiện từ tháng 9 đến tháng 4/2018)

          Công tác BDTX của CBQL thực hiện theo Thông tư 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/05/2015, Thông tư 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 về việc ban hành chương trình bối dưỡng thường xuyên của CBQL trường THCS,THPT và trường PT có nhiều cấp học, công văn số 61/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 15/3/2016 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện BDTX của CBQL trường phổ thông và công văn 17/HD-PGD&ĐT Bảo Lâm ngày 16/8/2018 về hướng dẫn triển khai công tác BDTX đối với CBQL năm học 2018-2019.

Công tác BDTX của Giáo viên: Căn cứ Công văn số 890/BGDDT-NGCBQLGD ngày 07/10/2013 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý về việc khai thác tài liệu BDTX trên mạng; Để thực hiện tốt nội dung này các tổ cho giáo viên chọn 4 mo dul thực hiện, đề nghị các tổ chuyên môn thảo luận, nghiên cứu kỹ nội dung các mô đun bồi dưỡng  nhằm đảm bảo có sự thống nhất và cái riêng của giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân và tự bồi dưỡng trong năm học 2018 – 2019, không áp đặt hoàn toàn mô đun bồi dưỡng cụ thể. Tổ chuyên môn tổng hợp các mô dul trong tổ kèm theo kế hoạch bồi dưỡng của tổ.

Tài liệu BDTX

- Ngoài tài liệu Bộ GD&ĐT đã đăng tải, giáo viên sưu tầm thêm tài liệu địa phương đảm bảo các quy định của Chương trình BDTX.

- Đề nghị tổ trưởng chuyên môn, giáo viên tra cứu và tải các tài liệu tại đường link sau: http://taphuan.moet.gov.vn/vi/news/Cuc-Nha-giao-va-Can-bo-quan-ly-CSGD/Tai-lieu-Boi-duong-thuong-xuyen-theo-cac-cap-hoc-13/ hoặc trên trang thông tin của Sở GDĐT Lâm Đồng.

Hình thức BDTX:

- Tiếp tục đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác BDTX giáo viên. Hướng dẫn phương pháp tự học, tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn qua mạng cho giáo viên. Phát huy tốt vai trò của tổ chuyên môn, của giáo viên cốt cán trong việc bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các nội dung BDTX theo kế hoạch. Tăng cường việc BDTX giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo tổ, toàn trường, cụm trường.

- Tổ chuyên môn tập trung hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.

- Các trường tiếp tục tổ chức cho giáo viên làm quen hình thức tự học thông qua các bài giảng E-Learning, sử dụng diễn đàn thảo luận, sử dụng phòng họp ảo thông qua website bồi dưỡng trực tuyến, ... và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (theo các văn bản hướng dẫn).

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Hình thức kiểm tra

Hình thức triển khai, người triển khai

Tháng 8/2018

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 2: Xu hướng chuyển đổi mô hình giáo dục của thế kỷ 21.

QLTrH 3: Phương pháp dự báo phát triển giáo dục ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

QLTrH 5:

Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở trường trung học

QLTrH 6: Quản lý dạy và học tích cực trong trường trung học

QLTrH 7:

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

QLTrH 9: Năng lực triển khai thực hiện phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường trung học

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 9/2018

GV:

THCS 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS

dục

THCS 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

THCS 8: Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

THCS 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

THCS 38:Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

THCS 34: Tổ chức hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung hoc cơ sở

THCS 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Xác định được vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cửa học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.

 

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

QLTrH 6: Quản lý dạy và học tích cực trong trường trung học

QLTrH 9: Năng lực triển khai thực hiện phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường trung học

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 10/2018

GV:

THCS 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS

dục

THCS 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

THCS 8: Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

THCS 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

THCS 38:Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

THCS 34: Tổ chức hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung hoc cơ sở

THCS 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Xác định được vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cửa học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.

 

 

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 11/2018

GV:

THCS 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững (PTBV) ở trường THCS

THCS 11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

THCS 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

THCS 39 : Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

THCS 34: Tổ chức hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung hoc cơ sở

THCS24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học   : Nắm đuợc các bước cơ bản để xây dụng để kiểm tra; nắm được kỉ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS.

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 12/2018

GV:

Modul 38: Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

Modul 39 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

Modul 25: Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS

Modul 27: Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS

Modul 34: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Modul 35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

THCS 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

THCS 11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS

THCS 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

THCS24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học   : Nắm đuợc các bước cơ bản để xây dụng để kiểm tra; nắm được kỉ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS.

Làm bài

thu hoạch

 Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 01/2018

GV:

THCS 38: Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

THCS 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

THCS 12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cho học sinh THCS

THCS 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

THCS 40: Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục

THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững học sinh THCS

Modul 41 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS:Hiểu rõ ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đổi với việc nâng cao năng lục sư phạm cửa giáo viên, đổi với sụ nghiệp giáo dục và sụ phát triển khoa học giáo dục.Nắm vững quy trình viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.

THCS26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS: Hiểu khái niệm nghiên cứu KHSPUD, vai trò đổi với giáo viên trung học cơ sở.Trình bày được quy trinh, phương pháp, cách thúc thục hiện một đề tài nghiên cứu KHSPUD THCS

 

Làm bài

thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

 

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 02/2018

GV:

THCS 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS

THCS 38: Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS

THCS 12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cho học sinh THCS

THCS 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

THCS 40: Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục

THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở

THCS 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững học sinh THCS

Modul 41 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

THCS 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS:Hiểu rõ ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đổi với việc nâng cao năng lục sư phạm cửa giáo viên, đổi với sụ nghiệp giáo dục và sụ phát triển khoa học giáo dục.Nắm vững quy trình viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.

THCS26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS: Hiểu khái niệm nghiên cứu KHSPUD, vai trò đổi với giáo viên trung học cơ sở.Trình bày được quy trinh, phương pháp, cách thúc thục hiện một đề tài nghiên cứu KHSPUD THCS

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

Tháng 3/2018

 

GV:

Modul 40 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

Modul 41 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

Modul 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học

Modul 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.

Modul 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS

Modul 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS

Modul 39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS

THCS 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học

THCS 32: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Theo tổ chuyên môn

CBQL:

QLTrH 1: Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học.

QLTrH 4: Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Làm bài thu hoạch

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

Hội thảo toàn trường

Tháng 4/2018

 

Modul 29 : Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

 Modul 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học

 Modul 31:Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

 Modul 32: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

Làm bài

thu hoạch

 

 

 

 

 

 

Ban giám hiệu

Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên

 

 

IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ

1. Hình thức đánh giá và xếp loại kết quả BDTX

- Hiệu trưởng tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch, thực hiện theo Điều 13, 14 của Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Việc đánh giá kết quả BDTX của giáo viên theo Quy chế phải thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Đặc biệt là phải làm cho mỗi giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học, giáo dục học sinh.

- Các tổ tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

- Trên cơ sở đánh giá và báo cáo kết quả BDTX giáo viên bằng văn bản của các trường.

2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.

     2.1. Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi modul thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).

     2.2. Điểm trung bình kết quả BDTX

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

          ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các modul thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3

          ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

   2.3. Xếp loại kết quả BDTX:

   2.3.1. CBQL được xếp loại theo 2 mức: Đạt yêu cầu (từ 5 điểm trở lên) và Không đạt yêu cầu.

    2.3.2. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:

a) Loại TB: nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

b) Loại K: nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

c) Loại G: nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

     2.4. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.

     2.5. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

          4. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX:

Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN                                           

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường

- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên, tổ.Tổ chức thẩm định kết quả, xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác BDTX giáo viên, kiểm tra tiến độ thực hiện BDTX, đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm qua các đợt bồi dưỡng giáo viên.

- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong xét duyệt kế hoạch của giáo viên; - Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Phòng GD&ĐT theo quy định.

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.

- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.

2. Trách nhiệm của tổ chuyên môn

- Hướng dẫn cụ thể giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đúng quy định môn học. Tổng hợp nhu cầu học tập, bồi dưỡng của giáo viên trong tổ để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng.

- Sơ duyệt nội dung kế hoạch của giáo viên trong tổ và ghi ý kiến tham mưu cho hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên.

- Tham mưu cho hiệu trưởng trong đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trong tổ.

- Tổng hợp kết quả của giáo viên trong tổ báo cáo hiệu trưởng.

3. Trách nhiệm của giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.

- Báo cáo tổ CM, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

VI. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ NỘP KẾ HOẠCH, BÁO CÁO

1. CBQL, giáo viên, tổ nộp Kế hoạch BDTX giáo viên  về nhà trường phê duyệt trước ngày 29/8/2018, nộp về Phòng GD&ĐT ngày 31/08/2018

2. Các tổ chuyên môn tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên. Báo cáo kết quả BDTX giáo viên và gửi về trường trước ngày 03/5/2019. Nhà trường đánh giá, tổng hợp báo cáo trước 10/5/2019

Kế hoạch của tổ, cá nhân theo bố cục của phòng nhà trường đã gửi về cho các tổ.

Trên đây là Kế hoạch BDTX cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2018-2019, nhà trường yêu cầu tổ chuyên môn, cán bộ quản lý, giáo viên triển khai thực hiện nghiêm túc./.

Nơi nhận:                                                                 P.  HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GDĐT

- Các tổ CM;

- Lưu: LĐ, CM, VT.                                                                            

 

 

 

 

                         DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

                                                  

 

Nguồn tin: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây